Thị trường mới nổi nắm giữ chìa khóa phục hưng của vàng 10:07 22/09/2016

Thị trường mới nổi nắm giữ chìa khóa phục hưng của vàng

Quyết định nắm giữ vàng của các ngân hàng trung ương sẽ định hình triển vọng dài hạn của thứ kim loại này.

 
Động thái xây dựng lại kho dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương thế giới kể từ sau khủng hoảng tài chính 2008 đã đánh dấu một giai đoạn mới trong chu kỳ thay đổi chính sách vàng kéo dài suốt hai thế kỷ.

Theo đó, từ năm 2008, các ngân hàng trung ương đã bổ sung thêm hơn 2.800 tấn, tương đương 9,4% lượng dự trữ với khối lượng mua ròng hàng năm là 350 tấn. Điều này khiến sức mua vàng phù hợp hơn với mức trung bình 100 năm- phản ánh sự hấp dẫn mới của vàng với vai trò là tài sản trú ẩn an toàn trong môi trường lãi suất thấp hoặc tiêu cực.

Một lý do để vàng lấy lại vai trò tài sản tiền tệ của mình chính là sự do dự của nhiều quốc gia phát triển trong việc nắm giữ quá nhiều đồng USD. Đặc biệt là Trung Quốc, họ dường như đang theo đuổi chiến lược sử dụng vàng để chống lại đồng dollar.

Năm ngoái, Trung Quốc dỡ bỏ một phần “mạng che mặt” về kho dự trữ vàng của mình, phá vỡ sự im lặng kéo dài 6 năm để tiết lộ rằng họ đang nắm giữ 1.658 tấn vàng tính tới tháng 6/2015 so với con số báo cáo trước đây là 1.054 tấn. Tính đến tháng 8/2016, họ đã có 1.823 tấn vàng.

Giá trị thị trường vàng Bắc Kinh đã leo lên một bậc thang mới, tương đương 70.5 tỷ USD, tuy nhiên, chúng chỉ chiếm 2.3% trong tổng kho dự trữ ngoại hối của nước này. Nhiều người cho rằng tổng số vàng mà họ nắm giữ chính thức còn lớn hơn nhiều bởi vì lượng sản xuất trong nước được liệt kê vào mục khác, riêng biệt hoàn toàn với lượng vàng dự trữ trong kho ngoại hối.

Các quốc gia đang phát triển sẽ mở rộng kho dự trữ vàng của mình thêm nữa

Trong khi nhiều nước đang phát triển đã và đang xây dựng kho dự trữ của mình, các nước phát triển (chiếm thị phần lớn trong tổng số nắm giữ chính thức) lại cố gắng bảo toàn tốt trạng thái của mình. Năm 1999, các ngân hàng trung ương châu Âu đã ký kết một thỏa thuận 5 năm về cam kết hạn chế doanh số bán vàng cho đến năm 2019. Một trong những lý do quan trọng đằng sau quyết định này là nhiều ngân hàng trong khu vực đồng euro coi kho dự trữ vàng của mình như là một hàng rào chống lại sự mất giá tiền tệ trong bối cảnh sự mất cân bằng và bất ổn đang ảnh hưởng mạnh đến đồng tiền chung.

Quốc gia nắm giữ vàng lớn nhất thế giới hiện là Mỹ với 8.134 tấn- nhiều hơn gấp 4 lần so với Trung Quốc và nhiều hơn 5 lần so với Nga (1.499 tấn) – tiếp theo là Đức với 3.378 tấn, IMF với 2.814 tấn, Ý với 2.452 tấn và Pháp với 2,436 tấn.

Sự thừa nhận của quốc tế về tiêu chuẩn vàng trở nê mạnh hơn trong giai đoạn thứ hai, 1871-1914- thời điểm các ngân hàng trung ương trở thành những người bảo vệ cho một hệ thống giá cố định. Tiếp theo, giai đoạn “Chiến tranh kinh tế” trong khoảng 1914-1945 chứng kiến trở lại của tiêu chuẩn vàng, tình trạng suy thoái sau hai cuộc chiến và sự sụp đổ cuối cùng của tiêu chuẩn vàng trong những năm 1930.

Sau đó là giai đoạn 1945-1973 – cái thời mà Bretton Woods mở rộng kho dự trữ vàng. Trong thời đại “phi tiền tệ” hay là giai đoạn thứ 5 giữa 1973- 1998, vai trò của vàng khá lấp lửng sau khi chính thức bị loại ra khỏi hệ thống tiền tệ. Trong giai đoạn “trượt giảm” hồi 1998-2008, các ngân hàng trung ương- đặc biệt là tại các quốc gia phát triển- không hề mua thêm vàng.

Hoạt động giao dịch vàng của các ngân hàng trung ương thường xuyên là thứ gì đó tách biệt với giá vàng. Họ đã đóng vai trò là người bán ròng trong các giai đoạn thứ năm và thứ sáu, 4 thập kỷ biến động nhưng nhìn chung giá vàng vẫn tăng. Giai đoạn hiện nay tính từ năm 2008, chúng ta đã chứng kiến thị trường di chuyển mạnh trong khoảng $ 1,000- $1,600/ounce. Tuy nhiên, lực mua của khối ngân hàng trung ương dường như là một yếu tố đứng đằng sau sự phục hồi giá hậu 2015.

Dựa trên các số liệu dài hạn về nắm giữ vàng và lượng sản xuất toàn cầu, số vàng trong tay các tổ chức chính thức (các ngân hàng trung ương, Kho bạc và cơ quan khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế) dường như đã ở mức ổn định với khoảng 17,4% lượng vàng hiện hữa trên mặt đất- giảm từ mốc 23% vào năm 2000 và 40% vào năm 1970, tuy nhiên, vẫn đánh dấu sự ổn định suốt thập kỷ qua sau khi họ đã bán ròng nhiều năm trước đó.

Sau khi tăng lên và trượt giảm hậu chiến tranh, tổng lượng nắm giữ vàng đang quay trở lại các mức năm 1950. Nhưng đã có một sự thay đổi lớn trong vòng 70 năm qua về việc phân phối vàng từ Kho bạc Mỹ tới các quốc gia châu Âu và sau này là các quốc gia đang phát triển- tượng trưng cho một nền kinh tế thế giới đa cực.

Minh họa cho sự thay đổi này, Mỹ chỉ chiếm 25% tổng số lượng dự trữ chính thức, so với 19% trong năm 1900, 33% vào năm 1920, 76% vào năm 1940, 44 vào năm 1960 và 23% vào năm 1980.

Trong những năm tới, khi sức mạnh kinh tế dịch chuyển ra khỏi các nền kinh tế tiên tiến, các quốc gia đang phát triển sẽ mở rộng kho dự trữ vàng của mình thêm nữa. Với sự phát triển của “thời đại vàng” (Ages of Gold), đà phục hung của kim loại “tiền tệ” vốn đã bắt đầu từ năm 2008 có thể tiếp tục bay xa.

Giavang.net

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,680 160 25,760 90

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 81,800-300 83,800-300
Vàng nhẫn 74,800100 76,700100

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,13333 25,47333

  AUD

15,781-21 16,452-22

  CAD

17,962131 18,726137

  JPY

1612 1702

  EUR

26,307139 27,750146

  CHF

27,431394 28,597411

  GBP

30,70841 32,01342

  CNY

3,43919 3,58620