Để cạnh tranh với Nga, Iran chiết khấu mạnh đối với giá dầu xuất sang Trung Quốc 17:33 05/07/2022

Để cạnh tranh với Nga, Iran chiết khấu mạnh đối với giá dầu xuất sang Trung Quốc

Trung Quốc ngày càng trở thành điểm đến quan trọng đối với dầu của Nga trong lúc Moskva tìm mọi cách để duy trì dòng chảy dầu kể từ khi chiến tranh ở Ukraine nổ ra, Iran buộc phải giảm giá dầu thô vốn đã rẻ của nước này xuống mức thấp hơn để cạnh tranh với dầu của Nga tại thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu dầu của Nga sang Trung Quốc đạt mức kỷ lục trong tháng 5, vượt qua Saudi Arabia trở thành nhà cung cấp hàng đầu cho nước này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn mua mạnh dầu Iran, một phần do nhu cầu tăng cao khi nước này nới lỏng các hạn chế nghiêm ngặt chống dịch.

Theo người sáng lập công ty phân tích về thị trường dầu mỏ Vanda Insights (Singapore), Vandana Hari, dầu thô Urals của Nga cũng bắt đầu thay thế dầu từ Iran.

“Sự cạnh tranh duy nhất giữa các thùng dầu của Iran và Nga có thể sẽ diễn ra ở Trung Quốc, điều này sẽ hoàn toàn có lợi cho Bắc Kinh. Tuy nhiên, các nhà sản xuất vùng Vịnh sẽ phải lo lắng trước nguy cơ mất thị trường trong bối cảnh giá dầu thô mạnh”, chuyên gia Vandana Hari cho hay.

Iran phải giảm giá dầu thô để cạnh tranh với dầu của Nga tại thị trường Trung Quốc. Ảnh minh họa

Dữ liệu chính thức của Trung Quốc chỉ liệt kê số liệu nhập khẩu từ Iran 3 tháng kể từ cuối năm 2020, bao gồm tháng 1 và tháng 5 năm nay. Tuy nhiên, dữ liệu của Kpler cho thấy dòng nhập khẩu dầu thô từ Iran sang Trung Quốc vẫn duy trì ổn định. Sau khi giảm nhẹ vào tháng 4, lượng nhập khẩu đã đạt hơn 700.000 thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6. Tuy nhiên, hãng tư vấn ngành FGE cho biết dầu Urals Nga đã bắt đầu thay thế một phần dầu của Iran.

Theo các nhà buôn dầu, giá dầu Iran hiện ở mức thấp hơn gần 10 USD/thùng so với giá hợp đồng tương lai dầu. Con số này lớn hơn nhiều so với mức giảm chỉ khoảng 4-5 USD/thùng trước khi chiến tranh Ukraine nổ ra.

Khách hàng lớn nhất của dầu thô Nga và Iran là các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc. với các nhà máy này, nguồn cung giá rẻ vô cùng quan trọng, bởi không giống với các nhà máy do nhà nước điều hành, họ bị ràng buộc bởi những quy tắc về xuất khẩu nhiên liệu. Cụ thể, các nhà máy này không được cấp hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu ra nước ngoài – những nơi giá dầu tăng cao do nguồn cung khan hiếm. Thay vào đó, họ cung cấp dầu cho thị trường nội địa và những tháng gần đây đang chịu lỗ do các đợt phong tỏa khiến nhu cầu sụt giảm.

Iran là quốc gia chiếm 1/4 trữ lượng dầu mỏ ở Trung Đông. Nước này hiện bị Mỹ và các đồng minh cấm vận kinh tế gần như hoàn toàn do chương trình phát triển hạt nhân. Iran vẫn xuất khẩu dầu thô, trong đó Trung Quốc là khách hàng lớn nhất.

Mặc cho các lệnh trừng phạt, tháng trước, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cho biết, xuất khẩu dầu của Tehran tăng gấp đôi kể từ năm ngoái.

Mới đây, Chính phủ Pháp muốn thay thế dầu thô Nga bằng cách cho phép dầu thô bị trừng phạt từ Iran và Venezuela quay trở lại thị trường toàn cầu. Tuyên bố của Pháp được đưa ra trong bối cảnh nhóm các quốc gia G7, bao gồm Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Italy, Anh và Nhật Bản đang gia tăng sức ép kinh tế đối với Nga với hy vọng buộc Moskva dừng hoạt động quân sự ở Ukraine.

Giavang.net

Tin Mới

Các Tin Khác

Giá đô la chợ đen

Mua vào Bán ra

USD chợ đen

25,730 -40 25,830 -40

Giá đô hôm nay

Giá vàng hôm nay

Mua vào Bán ra
Vàng SJC 81,000 83,300
Vàng nhẫn 72,900 74,700

Tỷ giá hôm nay

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra

  USD

25,1480 25,4880

  AUD

16,0860 16,7700

  CAD

18,1950 18,9680

  JPY

1600 1700

  EUR

26,5440 27,9990

  CHF

27,3390 28,5000

  GBP

30,7760 32,0830

  CNY

3,4560 3,6040